Thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2022, ngày 23/6/2022, tại xã Hòa Lạc, Phòng Tư pháp huyện Hữu Lũng đã phối hợp với Công an huyện tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống Ma túy; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực. Dự hội nghị có 105 đại biểu gồm: Đại diện lãnh đạo Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã cùng hơn 90 đại biểu là hòa giải viên và đại diện các hộ gia đình tham dự.

Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 của Hội Luật gia tỉnh Lạng Sơn. Tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở tại các thôn, xã vùng biên giới có điều kiện khó khăn, xa xôi, hẻo lánh. Ngày 12/6/2022, Hội Luật gia tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Tràng Định và UBND xã Đào Viên huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Trợ giúp pháp lý; Luật phòng, chống ma túy cho nhân dân các hộ gia đình tại thôn Pác Lạn xã Đào Viên.

Sáng ngày 18/5/2022 Phòng Tư pháp huyện Hữu Lũng phối hợp với Hội nông dân huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ và Luật Đất đai cho gần 99 đại biểu là Chủ tịch, phó chủ tịch, Ủy viên ban thường vụ, Ủy viên ban chấp hành, chi hội trưởng Hội nông dân các xã, thị trấn.

Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 19/01/2022 về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Ngày 13/5/2022, Sở Tư pháp phối hợp với UBND huyện Bắc Sơn tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho Hòa giải viên ở cơ sở và cán bộ công chức quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Bắc Sơn.

Nhằm tăng cường hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của thanh - thiếu niên, học sinh trên địa bàn, ngày 07/5/2022 Phòng Tư pháp huyện Hữu Lũng phối hợp với VKSND huyện, Công an huyện, … tổ chức phiên tòa giả định liên quan đến tội cố ý gây thương tích tại Trường trung học phổ thông Vân Nham.

Nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện, UBND huyện Chi Lăng đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2022 về kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, công tác chứng thực năm 2022. Trong ngày 06/5/2022, Đoàn kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, công tác chứng thực năm 2022 của huyện (số liệu kiểm tra từ 01/01/2021 đến 31/3/2022), do bà Hoàng Thị Minh Hồng, Trưởng phòng Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác tại Uỷ ban nhân dân các xã Vạn Linh, Bằng Hữu.

Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” năm Ngày 28-29/4/2022, UBND huyện Hữu Lũng tổ chức 02 lớp Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở năm 2022 cho 587 đại biểu là Công chức Tư pháp – Hộ tịch, Tổ trưởng, tổ phó và thành viên hòa giải cơ sở ở 14 xã gồm: xã Cai Kinh, Đồng Tiến, Hòa Bình, Hồ Sơn, Hữu Liên, Minh Tiến, Minh Hòa, Thanh Sơn, Nhật Tiến, Quyết Thắng, Vân Nham, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Vượng.

Ngày 27/4/2022, UBND huyện Chi Lăng tổ chức Hội nghị triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ. Đến dự và trực tiếp làm Báo cáo viên của Hội nghị có ông Vũ Quang Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn và bà Vi Thị Thùy, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn.

Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 19/01/2022 về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Với mục tiêu là tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ, tạo chuyển biến về chất trong việc xây dựng đội ngũ hòa giải viên có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm để tổ chức và thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở, từ đó chủ động hòa giải kịp thời ngay tại cơ sở, phấn đấu nâng số việc hòa giải thành đạt trên 80% trên địa bàn toàn tỉnh. Ngày 25/4/2022, Sở Tư pháp phối hợp với UBND huyện Văn Quan tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Hòa giải viên ở cơ sở và cán bộ công chức quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Văn Quan. Dự hội nghị có hơn 200 đại biểu là thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch; tổ trưởng, thành viên tổ hòa giải các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Ngày 26/4/2022, Phòng Tư pháp huyện Hữu Lũng phối hợp với Hội Nông dân huyện Hữu Lũng tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Đất đai, xử lý vi phạm hành chính về đất đai, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho 65 đại biểu gồm Hội viên nông dân các xã: Nhật Tiến, Minh Tiến, Thanh Sơn, Vân Nham, Đồng Tiến.

 Ngày 21/4/2022, Cục trợ giúp pháp lý, Bộ Tư Pháp phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý Tài liệu hướng dẫn trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực và nạn nhân bị mua bán. Chủ trì hội thảo có ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Đồng chủ trì là bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cùng với đại diện các cơ quan Trung ương: Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung tâm phụ nữ phát triển; đại diện bộ đội biên phòng các tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và các Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước, các Trợ giúp viên pháp lý, các chuyên viên trợ giúp pháp lý của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh…

Ngày 31/3/2022, tại Hà Nội, Vụ Các vấn đề chung xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp phối hợp Viện Konrad-Adenauer-Stiftung tại Việt Nam tổ chức Hội nghị công tác pháp chế khu vực phía bắc năm 2022. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

        Vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Tập huấn Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ. Với sự tham gia của 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ, công chức của các phòng, ban thuộc huyện; đại diện các đội của Công an huyện và công chức tư pháp-hộ tịch, công chức Địa chính-Xây dựng, Trưởng công an các xã, thị trấn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 13.534 người khuyết tật, chiếm 1,71% trên tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó người khuyết tật dưới 16 tuổi có 1.385 người chiếm 0,69% tổng số trẻ em toàn tỉnh; Người khuyết tật từ 60 tuổi trở lên có 3.471 người chiếm 3,9% tổng số người cao tuổi của tỉnh; khuyết tật về vận động 5.828 người; khuyết tật nghe nói 1.101 người, khuyết tật nhìn 1.306 người, khuyết tật thần kinh, tâm thần 2.210 người, khuyết tật trí tuệ 1.574 người và khuyết tật khác 1.376 người. Theo mức độ khuyết tật: khuyết tật đặc biệt nặng 3.173 người, khuyết tật nặng 8.184 người và người khuyết tật nhẹ 1.744 người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khuyết tật là do bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Đời sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, 1.963 người khuyết tật thuộc hộ nghèo, chiếm 14,50% trên tổng số người khuyết tật. Trình độ học vấn của người khuyết tật thấp và hầu hết không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, một số người khuyết tật có việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp (theo Báo cáo ngày 30/12/2021 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn).

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đối thoại Nhà nước pháp quyền giữa Bộ Tư pháp CHXHCN Việt Nam và Bộ tư pháp và Bảo vệ người tiêu dùng Liên bang Đức, ngày 22 và 23/3/2022 tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Viện hợp tác quốc tế Đức về pháp luật (IRZ) tổ chức hôi thảo “ Chia sẻ kinh nghiệm của Công hòa Liên bang Đức trong việc bảo đảm bình đẳng nam nữ trong độ tuổi kết hôn, vài trò của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình”

          Trong những năm qua, công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt được nhiều kết quả tích cực. Các ngành là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng luôn quan tâm chỉ đạo cán bộ, công chức, đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc, triển khai có hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác trợ giúp pháp lý, số lượng đối tượng là người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và các đương sự khác thuộc diện được trợ giúp pháp lý được biết, tiếp cận và được giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý ngày càng cao. Thông qua hoạt động tham gia tố tụng, công tác trợ giúp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.

          Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đất đai, hạn chế các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án, giảm tải áp lực công việc cho Tòa án là tăng cường công tác hòa giải. Hiện nay, có 02 hình thức hòa giải được sử dụng nhiều trong thực tiễn để giải quyết các tranh chấp đất đai là hòa giải ở cơ sở (tại thôn, tổ dân phố) và hòa giải tại UBND cấp xã. Trình tự, thủ tục của hai hình thức thức hòa giải như sau:

Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng (viết tắt là Nghị định số 16/2022/NĐ-CP), thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (viết tắt là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP) và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Ngày 08/3/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 319/QĐ-TTg quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa thể kiểm soát hoàn toàn, nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và ngăn chặn nguy cơ gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan, ngày 28 tháng 01 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 03/2022/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

Page 13 of 27
Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…