Kết quả công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ khi triển khai Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 đến nay

03 Tháng 8 2022

Trong những năm qua, được sự quan tâm của chỉ đạo của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành ở địa phương, công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt được nhiều kết quả tích cực.

Để đạt được những kết quả đó, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10/2018) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Ngay sau khi Thông tư liên tịch số 10/2018 có hiệu lực, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Văn bản số 3468/HĐPHLN – TGPL ngày 26/9/2018 về việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số10/2018; ban hành Kế hoạch số 70/ KH - HĐPHLN ngày 18/12/2018 về triển khai Thông tư liên tịch số 10/2018, theo đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện là: (1) Tổ chức quán triệt, tăng cường chỉ đạo thực hiệnThông tư liên tịch số 10/2018 và các văn bản pháp luật có liên quan; (2) Củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành và Tổ giúp việc của Hội đồng phối hợp liên ngành; (3) Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý; (4) Rà soát, góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản của Hội đồng phối hợp liên ngành; (5) Tổ chức tập huấn cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người thực hiện trợ giúp pháp lý về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; (6) Tổ chức tự kiểm tra; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành cũng đã chủ trì tổ chức 01 Hội nghị tập huấn cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người thực hiện trợ giúp pháp lý về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; Đồng thời, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh việc kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn, với thành phần đảm bảo theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018 do Giám đốc Sở Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng cũng đã kiện toàn Tổ giúp việc của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc đã phát huy được tinh thần trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ được giao, từ đó đẩy mạnh các hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, nhịp nhàng, thuận lợi nhằm hướng đến mục đích đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Hội đồng cũng đã rà soát, xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng (Quychế ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ - HĐPHLN ngày 31/01/2019 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn) thay thế Quy chế phối hợp cũ, nhằm phù hợp với Thông tư liên tịch số 10/2018.

Hằng năm, Hội đồng đều ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Trên cơ sở kế hoạch của Hội đồng phối hợp liên ngành, các ngành là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch triển khai công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý hàng năm đến các Phòng, đơn vị trực thuộc để quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc; Lãnh đạo các ngành luôn quan tâm chỉ đạo cán bộ, công chức, đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc, triển khai có hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác trợ giúp pháp lý, số lượng đối tượng là người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và các đương sự khác thuộc diện được trợ giúp pháp lý được biết, tiếp cận và được giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý ngày càng cao. Thông qua hoạt động tham gia tố tụng, công tác trợ giúp pháp lý bảo đảm thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của người dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.

 Hoạt động, ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng cũng được thực hiện hằng năm, Hội đồng đã thành lập các Đoàn kiểm tra để tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trực tiếp tại các đơn vị là cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện, từ năm 2018 đến nay, đã thực hiện kiểm tra tại 17 đơn vị. Các đơn vị không tiến hành kiểm tra, đánh giá trực tiếp thì các ngành thành viên chỉ đạo tổ chức tự kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp của ngành mình và gửi báo cáo về cơ quan thường trực của Hội đồng. Qua công tác kiểm tra đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các ngành thành viên thực hiện tốt công tác phối hợp theo quy định.

          Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 10/2018. Cụ thể

- Tiến hành gia công, phối hợp cùng các cơ quan tiến hành tố tụng lắp đặt thay thế 269 Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, cung cấp 900 Tờ thông tin, 50 Hộp tin trợ giúp pháp lý, 158.334 tờ gấp, 582 quyển Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý đến các Cơ quan tiến hành tố tụng 2 cấp trên địa bàn tỉnh; Triển khai cung cấp mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý, Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí, thông báo về trợ giúp pháp lý, thông tin về trợ giúp pháp lý, Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo các Mẫu số 01, 02, 03, 04 và 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2018 và danh sách, số điện thoại của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại tạm giam trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Thực hiện kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý đối với người bị buộc tội, người bị hại, đương sự khi nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gửi đến. Kịp thời cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các trường hợp thuộc diện được trợ giúp pháp lý; thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết nếu họ không thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc không có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Tổ chức 142 đợt truyền thông trợ giúp pháp lý cơ sở tại các xã, thôn, đặc biệt khó khăn, với tổng số người tham dự là 5.463 người; Tăng cường viết các tin bài truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên Trang thông tin điện tử của Cục Trợ giúp pháp lý, Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Báo Lạng Sơn; Hợp đồng với Đài Phát thanh –Truyền hình các huyện phát sóng chuyên trang, chuyên mục truyền thông về trợ giúp pháp lý trên sóng Đài Phát thanh –Truyền hình 10 huyện và hệ thống loa phát thanh của 120 xã, thôn (24 lần/năm/xã).

- Thực hiện việc ký Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước với các luật sư, nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Tích cực trao đổi với Cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn về những những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp như: diện người được trợ giúp pháp lý, việc sử dụng các biểu mẫu theo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2018...

Các cơ quan tiến hành tố tụng là thành viên của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành mình nghiêm túc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018 và Quy chế phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-HĐPHLN ngày 31/01/2019 của Hội đồng phối hợp liên ngành tại từng cơ quan. Phối hợp tốt với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong lắp đặt, thay thế bảng thông tin, tờ thông tin, hộp tin trợ giúp pháp lý. Công tác giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng đã được các ngành triển khai thực hiện tương đối nề nếp. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn điều kiện thuận lợi để Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý làm thủ tục đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định của pháp luật về tố tụng và Thông tư liên tịch số 10/2018; Giao các văn bản tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng trong vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng. Bảo đảm cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước xác minh đối tượng về trợ giúp pháp lý.

          Trong giai đoạn, các Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ, trai giam đã thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý 2.307 trường hợp đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước. Kết quả sau khi Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước kiểm tra đã cử người tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 1.275 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có yêu cầu được trợ giúp pháp lý, thông tin lại cho các cơ quan tiến hành tố tụng đối với 1.032 người không thuộc diện hoặc không có yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Từ đó, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội về tiếp cận pháp luật, góp phần bảo đảm thực thi Hiến pháp năm 2013, thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tham gia tố tụng trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Số lượng người được giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý nhưng chưa có yêu cầu về trợ giúp pháp lý còn chiếm tỉ lệ cao; yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý có trường hợp chưa kịp thời, một số vụ việc cho đến giai đoạn xét xử mới yêu cầu người bào chữa, yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; Cơ quan, người tiến hành tố tụng gặp những khó khăn nhất định trong việc giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018, do đặc thù của tỉnh miền núi, dân cư sống xa trung tâm huyện, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế, tâm lý còn e ngại, chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải có người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho họ tại các giai đoạn tố tụng; Vẫn tồn tại một số ít người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng còn vướng mắc trong việc giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý theo Thông tư liên tịch số 10/2018; Một số vụ việc tham gia tố tụng do Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia còn trùng lịch xét xử, tham gia các hoạt động tố tụng khác nên chưa đảm bảo được sự có mặt đầy đủ của người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý. Mặt khác, qua việc áp dụng, thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch số 10 còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong thời gian tới, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn và các ngành thành viên cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn cần tập trung xây dựng, ban hành kế hoạch hoạt động hằng năm phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, trong đó chú trọng nhu cầu trợ giúp pháp lý và các yếu tố đặc thù của địa phương, triển khai các hoạt động theo Quy chế và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT- BTP- BCA- BQP- BTC-TANDTC -VKSNDTC nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các ngành thành viên trong Hội đồng, đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; Xây dựng, ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện kiểm theo kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; Có giải pháp nâng cao hoạt động phối hợp, kịp thời giải quyết những bất cập, vướng mắc hoặc những vấn đề mới phát sinh trong công tác phối hợp liên ngành; Thường xuyên quan tâm rà soát, kiện toàn Ủy viên Hội đồng, thành viên viên Tổ giúp việc của Hội đồng; thực hiện thống kê, báo cáo định kỳ; Sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC.

Hai là, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của của Hội đồng phối hợp liên ngành cần thực hiện tốt nhiệm vụ điều phối hoạt động của Hội đồng. Đồng thời chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tiếp tục phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia các giai đoạn tố tụng để thực hiện bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý; Thường xuyên rà soát, lắp đặt thay thế Bảng thông tin, Tờ thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý đã cũ hỏng, khi có sự thay đổi nội dung theo quy định; Cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam: Tờ gấp pháp luật, Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, Bản thông tin về người được trợ giúp pháp lý, Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí, Thông báo về trợ giúp pháp lý, Thông tin về trợ giúp pháp lý, Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, danh sách và số điện thoại mới nhất của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm; cung cấp cho cơ sở giam giữ băng ghi hình, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chức nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý dạng âm thanh theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT- BTP- BCA- BQP- BTC- TANDTC –VKSNDTC; Tăng cường trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh trong công tác kiểm tra, xác minh diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT- BTP- BCA- BQP- BTC- TANDTC- VKSNDTC; Tăng cường thực hiện việc truyền thông trợ giúp pháp lý đến các thôn, xã đặc biệt khó khăn, đảm bảo người dân trên địa bàn tỉnh biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý; Phối hợp với các Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý; Kịp thời tham mưu giải quyết những bất cập, vướng mắc hoặc những vấn đề mới phát sinh trong công tác phối hợp liên ngành; Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp kinh phí thực hiện.

Ba là, các ngành thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành đảm bảo thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT- BTP- BCA- QQP- BTC- TANDTC- VKSNDTC, Quy chế phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lạng Sơn và Chương trình, Kế hoạch của Hội đồng phối hợp đề ra. Các ngành thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành là các Cơ quan tiến hành tố tụng cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo quán triệt Luật Trợ giúp pháp lý, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC đến các cán bộ, đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao trách nhiệm trong hoạt động phối hợp và đảm bảo cho các đối tượng đều được tiếp cận, hưởng quyền được trợ giúp pháp lý; Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của ngành mình về phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện trách nhiệm được quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC; Thực hiện nghiêm túc việc giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT- BTP- BCA- QQP- BTC- TANDTC- VKSNDTC. Trong việc giải thích quyền được TGPL: Đối tượng được trợ giúp pháp lý là nhóm người yếu thế trong xã hội bao gồm người nghèo, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có khó khăn về tài chính,v.v… nên ít có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu pháp luật, tiếp cận với các thông tin về mới nhất, nên đa số họ chưa biết được quyền được mới nhất của mình, nhiều người còn có tâm lý e ngại, lo sợ không yêu cầu mới nhất vì cho rằng yêu cầu mới nhất sẽ phải trả tiền. Điều này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải thích về quyền được mới nhất cho các đối tượng, cần có những phương pháp giải thích dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân trí của người dân, phù hợp với đặc thù của từng đối tượng, nhấn mạnh mới nhất là chính sách của Nhà nước, cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng; Tạo điều kiện thuận lợi để Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý làm thủ tục đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định của pháp luật về tố tụng và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC; Giao các văn bản tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng trong vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng. Bảo đảm cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý; Trong quá trình phối hợp về trợ giúp pháp lý kịp thời báo cáo những vấn đề vướng mắc, vấn đề mới phát sinh cho Hội đồng để giải quyết.

Bốn là, Tổ giúp việc cho Hội đồng tiếp tục tham mưu giúp các thành viên Hội đồng thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC. Tham mưu cho Hội đồng triển khai có hiệu quả công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh.

Năm là, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin về những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng để Hội đồng phối hợp liên ngành kịp thời tháo gỡ, giải quyết; đồng thời trao đổi, đánh giá chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý, phản hồi về chất lượng tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước; tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý, của những người tiến hành tố tụng trong hoạt động phối hợp vể trợ giúp pháp lý.

 

Hoàng Thị Hải

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước

Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…