Nguyên tắc hòa giải và bảo mật thông tin hoà giải đối thoại tại Tòa án?

20 Tháng 1 2021

Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án và bảo mật thông tin hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2020 (gồm 04 Chương, 42 Điều), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

*Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cụ thể:

“1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.

  1. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
  2. Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
  3. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
  4. Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
  5. Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
  6. Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
  7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại”.

* Bảo mật thông tin hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định tại Điều 4 Luật Hòa giải, đối thoại ở Tòa án, cụ thể:

     “1. Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại.

  1. Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo Điều 31 của Luật này. Hòa giải viên, các bên chỉ được ghi chép để phục, vụ cho việc hòa giải, đối thoại và phải bảo mật nội dung đã ghi chép.
  2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ; Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định nêu trên thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…