Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp

30 Tháng 6 2022

Thực hiện Nghị đinh số 120/2020/NĐ-CP, ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Ngày 21/6/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 04/2022/TT-BTP hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp. Thông tư có một số nội dung cụ thể sau:

  1. Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm

- Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm

- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

Thành viên Hội đồng quản lý phải là công chức hoặc viên chức. Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức.

Đồng thời, thành viên Hội đồng quản lý phải đảm bảo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khỏe để đảm nhận công việc và không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; phải có trình độ từ đại học trở lên và phải đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm (đối với công chức, viên chức).

Thành viên Hội đồng quản lý không được là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản lý; có năng lực quản lý, đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.

  1. Các trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp

- Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý;

- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị bệnh quá 06 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi;

- Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

- Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;

- Có các vi phạm khác đã quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;

- Chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

  1. Quy trình miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp

Khi Chủ tịch hoặc các thành viên khác của Hội đồng quản lý thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (nếu có) hoặc Thư ký (trong trường hợp miễn nhiệm Chủ tịch và Hội đồng quản lý không có Phó Chủ tịch) Hội đồng quản lý tổ chức họp Hội đồng để thảo luận, thống nhất, xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và gửi Hồ sơ đến cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này để xem xét miễn nhiệm Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản lý.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập gửi Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan thẩm định báo cáo người có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý tại Điều 16 Thông tư này xem xét miễn nhiệm Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản lý.

  1. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp

- Văn bản đề nghị miễn nhiệm của Hội đồng quản lý, trong đó nêu rõ lý do miễn nhiệm và đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp);

- Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý;

- Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý;

- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2022.

Tô Thị Huệ

Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…