PBGDPL tỉnh Lạng Sơn

PBGDPL tỉnh Lạng Sơn

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

UBND TỈNH LẠNG SƠN

SỞ TƯ­ PHÁP

 

Số: 1570 /STP-PBGDPL&TDTHPL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Lạng Sơn, ngày 08 tháng 5 năm 2019

    V/v kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở sau sáp nhập các thôn, khối phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

 

 

                                           Kính gửi:  Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

 

Thực hiện Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nhập thôn, khối phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Để kịp thời củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở theo thôn, khối phố mới, sau khi sáp nhập, đảm bảo các Tổ hòa giải được duy trì và hoạt động thường xuyên, Sở Tư pháp đề nghị UBND các huyện, thành phố thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp lại các Tổ hòa giải ở cơ sở như sau:

1. Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tiến hành củng cố, kiện toàn hoặc giải thể, thành lập lại Tổ hòa giải ở cơ sở ngay sau khi thực hiện xong việc sáp nhập thôn, khối phố, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương

CHÍNH PHỦ
 
Số: 15/2014/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2014
 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở

____________________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về phạm vi hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên và một số biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

Thứ sáu, 15 Tháng 1 2021 01:48

Luật Hòa giải ở cơ sở

QUỐC HỘI
 
Số: 35/2013/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2013
 

 

 

LUẬT

Hòa giải ở cơ sở

________

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật hòa giải ở cơ sở.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

2. Hoạt động hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải thương mại, hòa giải lao động và hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

3. Các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

4. Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật này để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Top
We use cookies to improve our website. By continuing to use this website, you are giving consent to cookies being used. More details…